Về nguyên tắc, dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN không vượt quá quy định nghĩa vụ chung của “Phương thức 4” (Hiện diện thể nhân) về cung cấp dịch vụ của GATS (Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ).
Phương thức thực hiện tự do di chuyển lao động lành nghề trong ASEAN
Với mục tiêu hài hòa các tiêu chuẩn và kĩ năng lao động, tạo dựng một thị trường lao động thống nhất và chất lượng cao. ASEAN sẽ tạo điều kiện cho sự tự do di chuyển lao động có chuyên môn qua những phương thức như sau:
Thứ nhất, cho phép quản lý sự di chuyển của các thể nhân tham gia vào quá trình thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư theo các chính sách hiện hành của các nước nhân, ASEAN sẽ thực hiện việc cấp phát visa hoặc phiếu nhập cảnh cho các chuyên gia hoặc lao động có kĩ năng khi họ có sự di chuyển qua biên giới giữa các nước thành viên.
Thứ hai, tăng cường khả năng hợp tác giữa các trường đại học của các quốc gia thành viên. Thành lập Mạng lưới các trường Đại học ASEAN (AUN) nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại, học tập, làm việc của các cán bộ, giảng viên, sinh viên các trường đại học trong khu vực. Qua đó, thúc đẩy tình đoàn kết, sự hợp tác của các quốc gia phát triển hơn nữa mảng giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu về lao động có chuyên môn, chất lượng cao của các quốc gia.
Thứ ba, đồng thời phát triển các năng lực cốt lõi, trình độ và các kĩ năng của giảng viên đại học trong các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN và các lĩnh vực dịch vụ khác.
Thứ tư, tăng cường khả năng nghiên cứu của các quốc gia thành viên về nâng cao trình độ và kĩ năng của người lao động. Để từ đó có thể có những định hướng, phướng hướng nhất định để xây dựng nên kế hoạch đào tào trình độ và kĩ năng của người lao động. Phát triển giá trị cạnh tranh cốt lõi và chất lượng việc làm thông qua các chương trình đào tạo.
Thứ năm, phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động giữa các nước thành viên ASEAN. Thúc đẩy hoạt động chia sẻ thông tin về thị trường lao động để các quốc gia dễ dàng tìm hiểu nhu cầu lao động ở các nước thành viên, tạo cơ hội việc làm cho các lao động lành nghề đang cần việc làm. Tăng cường hoạt động tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông, tổ chức các chương trình để người lao động các quốc gia đều có cơ hội được tiếp cận một cách gần hơn, hiểu rõ hơn về AEC cũng như các điều kiện để có thể tự do di chuyển lao động trong AEC.
Thứ sáu, thông qua thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs) theo đó chứng chỉ được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tại một quốc gia sẽ được thừa nhận bởi các nước thành viên trong khu vực.
Bài viết cùng chủ đề:
Phân tích Nội dung yếu tố tự do di chuyển lao động lành nghề ASEAN Khái quát về cộng đồng kinh tế ASEAN, mục tiêu hoạt động của ASEAN |
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập luathonglinh về Phương thức thực hiện tự do di chuyển lao động lành nghề trong ASEAN. Liên hệ luật sư để được tư vấn trực tiếp.