Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Theo khoản 1 Điều 11, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gồm thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Như vậy, Luật không định nghĩa cụ thể hành vi này, và trong Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh 2018 cũng không giải nghĩa cụ thể.
Do vậy, tham khảo Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh 2004 thì: Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp là loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh kinh điển và phổ biến. Hành vi thông đồng ấn định giá bán giữa các doanh nghiệp nhằm tránh sức ép cạnh tranh thường bị cấm theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên bị cấm (per se rule).
Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
Hậu quả chung của hành vi ấn định giá là hạn chế hoặc loại bỏ sự cạnh tranh về giá hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Căn cứ vào cách thức tác động đến giá hàng hoá hoặc dịch vụ, có thể chia các thỏa thuận về giá thành 2 nhóm:
Các thoả thuận trực tiếp ấn định giá và các thoả thuận gián tiếp tác động đến giá hàng hoá, dịch vụ. Các thoả thuận trực tiếp ấn định giá mua, bán (gồm áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng; tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể và áp dụng công thức tính giá chung) dẫn đến kết quả là một mức giá mua, bán như nhau giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận.
Các loại thoả thuận còn lại có thể được gọi là thoả thuận gián tiếp ấn định giá mua, bán và khác với nhóm thoả thuận trên ở chỗ chúng không tạo ra mức giá mua, bán như nhau giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận nhưng lại có tác dụng ngăn cản, kìm hãm các doanh nghiệp này định giá sản phẩm của mình một cách độc lập theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, thỏa thuận ấn định giá còn tước đoạt cơ hội của khách hàng được lựa chọn mức giá cạnh tranh hợp lý trên thị trường.
Vụ 19 doanh nghiệp bảo hiểm kí văn bản thỏa thuận tăng mức phí tối thiểu đối với dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô vào cuối năm 2008. Theo bản thỏa thuận, mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn tăng từ 1.3% lên 1.56% và có hiệu lực từ ngày 01/10/2008. Sau 1 năm điều tra, vụ việc đã được xử lý vào ngày 29/07/2010.
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã kết luận 19 doanh nghiệp này đã vi phạm Điều 8 và khoản 2 Điều 9 Luật Cạnh tranh 2004 (thị phần kết hợp của 19 doanh nghiệp tham gia thỏa thuận là 99.79% toàn thị trường) và áp dụng mức phạt 0.025% tổng doanh thu trong năm tài chính trước đó đối với tất cả các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, tổng mức phạt khoảng 1.7 tỉ đồng.
Bài viết liên quan: |
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập luathonglinh về Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Liên hệ luật sư để được tư vấn trực tiếp.