Điều 469 BLTTHS 2015 nêu rõ: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Như vậy, như đã phân tích ở trên cũng như căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật không giới hạn phạm vi chủ thể thực hiện khiếu nại mà chỉ cần quyền lợi ích của họ bị xâm phạm, ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định, hành vi tố tụng thì họ hoàn toàn có quyền khiếu nại.
Ở đây, chúng ta cần lưu ý đến khoản 2 Điều 469 về các trường hợp không giải quyết theo thủ tục khiếu nại mà đây là những trường hợp đưa vụ án trở về chương tương ứng để giải quyết lại.
Người có quyền khiếu nại là gì? Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
Các quyền vả nghĩa vụ của người khiếu nại được quy định khá chi tiết tại Điều 472 BLTTHS 2015. Theo đó, người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm, các chủ thể có thể tự mình thực hiện khiếu nại trực tiếp hoặc thông qua chủ thể khác (Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện). Có thể thấy, pháp luật mở rộng phạm vi chủ thể có thể thực hiện khiếu nại, bảo đảm tốt nhất cơ hội được giải quyết khiếu nại khi có sai lầm, vi phạm xảy ra. Người khiếu nại có quyền khiếu nại trong bất ký giai đoạn nào, khi đáp ứng các điều kiện khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng.
Song song với quyền thực hiện khiếu nại là quyền được rút khiếu nại khi họ nhận thấy việc ra quyết định, thực hiện hành vi tố tụng của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền là đúng đắn hoặc người khiếu nại có sự thay đổi nhận thức, quan điểm. Sau khi giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền được nhận kết quả, được khôi phục quyền lợi hoặc nhận bồi thường thiệt hại do vi phạm.
Song song với quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại cũng được quy định rõ:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Với tư cách là người yêu cầu giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người khiếu nại phải trung thực trong cung cấp thông tin, đưa ra đầy đủ những tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày. Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, họ phải chấp hành nghiêm chỉnh, tôn trọng kết quả đó.
Bài viết liên quan người có quyền khiếu nại: |
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập luathonglinh về Người có quyền khiếu nại là gì? Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại. Liên hệ luật sư để được tư vấn trực tiếp.