Việt Nam áp dụng kết hợp cả hai phương thức thực thi điều ước quốc tế là áp dụng trực tiếp và nội luật hóa nhưng chủ yếu là chuyển hóa các nội dung điều ước thành quy phạm luật quốc gia. So với nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam được đánh giá là nước có pháp luật quốc gia về điều ước quốc tế khá phát triển. Vị trí của điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam, luật quốc gia thừa nhận giá trị ưu tiên thi hành của điều ước quốc tế so với luật quốc gia. Tuy nhiên, “ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.” Có nghĩa là việc thực hiện điều ước quốc tế phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp Việt Nam. Vấn đề đảm bảo 2 phương thức được thực hiện như sau:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung, ban hành pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện điều ước quốc tế.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật điều ước quốc tế năm 2016, căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết thực hiện. Quyết định hoặc kiến nghị, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước đó.
Thứ hai, tiến hành chuyển hóa quy phạm của điều ước quốc tế vào pháp luật trong nước. Nhiệm vụ thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mật thiết đến vấn đề nội luật hóa các điều ước quốc tế vào pháp luật trong nước. Mục đích cơ bản của vấn đề này là đảm bảo thuận lợi cho việc thực hiện các điều ước quốc tế.
Và hệ quả của nó là nội dung của điều ước quốc tế trở thành bộ luật của hệ thống pháp luật quốc gia. Được thực hiện, dẫn chiếu áp dụng như các quy định của pháp luật quốc gia
Có thể thấy rằng, trong điều kiện khuôn khổ pháp lí còn chưa hoan thiện và khả năng ban hành luật đầy đủ, chi tiết còn hạn chế như hiện nay thì việc tính toán để áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế là hợp lí.
Phương pháp thực hiện điều ước quốc tế (phân tích chi tiết)
Điều ước quốc tế phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc tận tâm thiện chí. Việt Nam cam kết không viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế đã kí kết với luật quốc gia để không thực hiện điều ước đó, trừ trường hợp nội dung điều ước trái Hiến pháp. Điều ước quốc tế được thực hiện rộng rãi trên phạm vi lãnh thổ quốc gia, theo cơ chế đã quy định trong mỗi điều ước quốc tế.
Việt Nam đồng ý tham gia và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với mỗi điều ước quốc tế, Việt Nam luôn có sự tôn trọng nội dung các thỏa thuận trong đó, tạo điều kiện để thực thi điều ước thiện chí, trung thực như đã cam kết. Mọi công dân Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định trong các điều ước mà quốc gia đã kí kết. Có thể kể đến một số lĩnh vực như:
Trong công tác xây dựng văn bản pháp luật :
Việc xây dựng và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật trong nước phải được xem xét trên cơ sở bảo đảm tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc Việt Nam có thể tham gia.
Trong lĩnh vực thương mại, ngoại thương
Năm 2007, Việt Nam chính thức tham gia tổ chức thương mại quốc tế (WTO), để thực hiện cam kết của WTO trong 2 năm trước và sau thời điểm gia nhập WTO Việt Nam đã sửa trên 60 văn bản luật để thực hiện cam kết và hàng trăm nghìn nghị định, thông tư hướng dẫn đã được sửa đổi. Điều này nhằm tạo sự thống nhất trong việc thực hiện, quản lí hoạt động thương mại trong nước; tạo điều kiện, môi trường pháp lí phù hợp cho các chủ thể kinh doanh thương mại.
Trong lĩnh vực về quyền con người
Ngày 13/12/2006, Liên hợp quốc thông qua công ước về quyền của người khuyết tật và Việt Nam đã kí ngay 22/11/2007 phê chuẩn ngày 5/2/2015. Nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện công ước và yêu cầu hội nhâp quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến người khuyết tật. Đến nay Việt Nam đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm nội luật hóa các quyền của người khuyết tật. Về cơ bản, các quy định liên quan đến người khuyết tật của Việt Nam tương đối phù hợp với công ước về quyền của người khuyết tật.
Bài viết liên quan: |
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập luathonglinh về Phương pháp thực hiện điều ước quốc tế (phân tích chi tiết). Liên hệ luật sư để được tư vấn trực tiếp.