Bài viết nêu Khái niệm trí nhớ và hướng dẫn phân loại trí nhớ
Trí nhớ là quá trình nhận thức về thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình.
Trí nhớ phản ánh toàn bộ vốn kinh nghiệm của con người, bao gồm những hình ảnh mà con người tri giác, những hoạt động, hành vi của con người đã diễn ra trước đây. Và để lại dấu vết trong trí nhớ dưới dạng các hình ảnh nhất định, các hình ảnh này được gọi là biểu tượng.
Trí nhớ phụ thuộc vào yếu tố: nội dung, tính chất của tài liệu cần nhớ, giới tính, lứa tuổi, sinh lý thần kinh, kiểu nhân cách, sức khoẻ và phương pháp nhớ.
Khái niệm trí nhớ, Phân loại trí nhớ
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, nội dung được phản ánh trong trí nhớ, tính mục đích của trí nhớ, thời gian củng cố và gìn giữ tài liệu, giác quan chủ đạo trong trí nhớ, người ta phân chia trí nhớ ra thành tám loại.
Trí nhớ hình ảnh
Trí nhớ hình ảnh là loại trí nhớ được hình thành dựa trên những biểu tượng về các sự vật, các đối tượng cụ thể. Tuỳ theo đối tượng được ghi nhớ phụ thuộc vào giác quan phân tích nào mà người ta phân biệt các loại trí nhớ hình ảnh theo thể trạng việc ghi nhớ một đối tượng, con người phải sử dụng cùng một lúc nhiều giác quan phân tích.
Trí nhớ vận động
Trí nhớ vận động là loại trí nhớ phản ánh những cử động và những hệ không cứ động. Ý nghĩa to lớn của trí nhớ vận động chính ở chỗ nó là cơ sở để hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động.
Trí nhớ từ ngữ – logic
Trí nhớ từ ngữ – logic phản ánh những ý nghĩ, quan điểm, tư tưởng của con người. Ý nghĩ, tư tưởng và quan điểm đều được diễn đạt bằng ngôn ngữ. Nội dung này sẽ không tồn tại được nếu không có ngôn ngữ biểu hiện. Đây là trí nhớ đặc trưng cho con người mà không có ở con vật. Và là loại trí nhớ chủ đạo vì nó thể hiện trong tất cả các loại trí nhớ khác và giữ vai trò chủ yếu trong việc lĩnh hội mọi tri thức và tích luy mọi kinh nghiệm của con người.
Trí nhớ cảm xúc
Trí nhớ cảm xúc là trí nhớ về xúc cảm, tình cảm diễn ra trong một hoạt động trước đây. Những xúc cảm tình cảm nảy sinh và được giữ lại trong trí nhớ, tuỳ theo tính chất của nó, có thể thúc đẩy những hành động tích cực của con người hoặc cũng có thể làm cho con người suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực. Khi nhớ lại những vẫn đề có quan hệ đến tình cảm , hứng thú, nhu cầu, niềm tin của mình thì người ta cũng thường biểu thị những cảm xúc, tình cảm tương ứng.
Trí nhớ không chủ định
Trí nhớ không chủ định là trí nhớ không có mục đích ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện tài liệu. Hay nói theo cách khác đây là trí nhớ mang tính tự nhiên. Trí nhớ này có trước trong đời sống của cá nhân.
Trí nhớ có chủ định
Trí nhớ có chủ định là trí nhớ chủ thể có mục đích khi ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện một sự vật, sự việc, hành động nào đó v.v… Trong loại trí nhớ này người ta thường dung các biên pháp kỹ thuật để ghi nhớ. Trí nhớ này có sau trí nhớ không chủ định ở đời sống cá thể.
Trí nhớ ngắn hạn
Trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ diễn ra ngắn ngủi, chốc lát, nhất thời.
Trí nhớ dài hạn
Trí nhớ dài hạn là loại trí nhớ mà khả năng ghi nhớ, giữ gìn thông tin lâu bền trên cơ sở thường xuyên nhắc lại và tái hiện nó.
Bài viết cùng chủ đề: |
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập luathonglinh về Khái niệm trí nhớ, Phân loại trí nhớ. Liên hệ luật sư để được tư vấn trực tiếp.