Giải thích:
Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (khách quan và chủ quan) được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình theo Điều 2(BLHS 2015) quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự.
Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự là bởi vì để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải xác định hành vi của họ có thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể (bao gồm: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm) được quy định trong Bộ luật hình sự.
Trường hợp xác định được một hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm nào đó trong BLHS có nghĩa là hành vi này là hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, nếu xác định hành vi không thỏa mãn đẩy đủ các dấu hiệu (thiếu một dấu hiệu nào đó) của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, thì hành vi đó không phải là tội phạm và người thực hiện hành vi không phải chịu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy, cấu thành tội phạm được coi là cơ sở pháp lý, là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Hành vi của người điều khiển xe máy gây tai nạn làm chết người thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm được quy định tại Điều 260 của BLHS(2015), thì hành vi của người điều khiển xe máy được xác định đó cấu thành tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” và người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này theo quy định tại Điều 260(BLHS).
Bài viết cùng chủ đề: |
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập luathonglinh về Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự? Liên hệ luật sư để được tư vấn trực tiếp.