Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN, gắn bó chặt chẽ và không tách rời, cùng theo đuổi mục tiêu đảm bảo hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng chung trong khu vực. Theo các văn bản pháp lý của ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN bao gồm 4 nội dung cơ bản, trong đó nội dung thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trở thành mục tiêu hàng đầu của AEC.
Dưới góc độ tiêu dùng, ASEAN sẽ là một thị trường thống nhất thông qua tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ.
Dưới góc độ sản xuất, AEC sẽ là một cơ sở sản xuất đơn nhất thông qua việc tự do di chuyển các yếu tố của sản xuất như vốn, người lao động. Do đó, ASEAN sẽ trở thành một khu vực sản xuất thống nhất đối với các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ. Bên cạnh đó, vấn đề di chuyển lao động, đặc biệt là di chuyển lao động lành nghề ngày càng được các quốc gia trong khu vực ASEAN nói riêng và trên thế giới nói chung quan tâm và trở thành một xu hướng diễn ra giữa các nền kinh tế của các quốc gia
Ngày 31/12/2015, AEC chính thức được thành lập. Cộng đồng kinh tế ASEAN là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lí, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu.
Mục tiêu tổng thể của AEC được cụ thể hóa thông qua các mục tiêu sau:
Có thể nói, mục tiêu chính của các nước ASEAN khi hình thành AEC không giới hạn trong nội khối mà nhằm thu hút dòng đầu tư từ ngoại khối vào một khu vực thống nhất và tự do về hàng hóa, vốn và lao động.
Bài viết cùng chủ đề cộng đồng kinh tế:
Cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN (Phân tích) |
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập luathonglinh về Khái quát cộng đồng kinh tế ASEAN, mục tiêu hoạt động của AEC. Liên hệ luật sư để được tư vấn trực tiếp.