Quy định tại khoản 1,2,3 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018
Thẩm quyền xử lý: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 113 Luật Cạnh tranh 2018 thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm.
Mức phạt: Hiện nay, chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh (trong đó có hành vi thỏa thuận HCCT) được quy định tại Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018 và được quy định chi tiết tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP. Theo đó:
– Thỏa thuận HCCT của các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan sẽ bị phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận. Như vậy, doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan có hành vi thỏa thuận HCCT quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 11 sẽ bị phạt tiền từ 1% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Trong quá trình xử phạt hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Chủ tịch UBCTQG có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
– Thỏa thuận HCCT của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định bị phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 11 bị phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Ngoài mức phạt trên, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận HCCT quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.
Chế tài xử lý đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Quy định tại khoản 1,2,3 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018
Luật Cạnh tranh 2004 chưa có quy định về chính sách khoan hồng mà chỉ có quy định về các tình tiết giảm nhẹ áp dụng với các doanh nghiệp trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quy định về tình tiết giảm nhẹ không giúp khám phá hành vi thỏa thuận HCCT do chưa tạo được động cơ và áp lực lớn để doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trình báo và cung cấp thông tin về thỏa thuận mà họ tham gia. Trong khi chính sách khoan hồng được nhiều cơ quan cạnh tranh trên thế giới coi là công cụ hữu hiệu, giúp phát hiện tới trên 90% số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xuyên biên giới, thì việc bổ sung quy định về chính sách khoan hồng trong Luật Cạnh tranh 2018 và áp dụng một cách hiệu quả trong thực tiễn là một yêu cầu đặt ra nhằm tăng cường phát hiện và điều tra vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Nội dung chính sách khoan hồng quy định tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp UBCTQG phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận HCCT bị cấm được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng. Chủ tịch UBCTQG có thẩm quyền quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
– Việc miễn hoặc giảm mức xử phạt được thực hiện trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện: (i) Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận HCCT; (ii) Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra; (iii) Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm; (iv) Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.
– Quy định về chính sách khoan hồng không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.
– Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến UBCTQG đáp ứng đủ các điều kiện.
– Căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng bao gồm: Thứ tự khai báo; Thời điểm khai báo; Mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp.
– Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện được miễn 100% mức phạt tiền. Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.
Chính sách khoan hồng tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 là một cơ chế mới để phát hiện thỏa thuận HCCT mà Cơ quan cạnh tranh có thể sử dụng. Điều này cũng khiến các thỏa thuận phi pháp trở nên rủi ro hơn, có nhiều khả năng bị phá vỡ hơn. Chính sách khoan hồng quy định trong Luật Cạnh tranh 2018 đã thể hiện đầy đủ mục tiêu và ý nghĩa của chính sách là nhằm giúp UBCTQG phát hiện để điều tra và xử lý đối với thỏa thuận HCCT bị cấm trên cơ sở tự nguyện khai báo của doanh nghiệp về hành vi vi phạm.
Bài viết cùng chủ đề:
Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Chuyên mục: Pháp luật doanh nghiệp |
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập luathonglinh về Chế tài xử lý đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Liên hệ luật sư để được tư vấn trực tiếp.