Tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi bộ não mà mỗi người có khả năng lưu giữ hay hơn giản là ghi nhớ khác nhau. Điều quan trọng là một người cần có những phương pháp cụ thể riêng để rèn luyện trí nhớ. Để nâng cao khả năng ghi nhớ của bản thân, chúng ta có thể thực hiện các phương pháp sau:
Muốn ý thức và ghi nhớ sự vật hiện tượng trước hết bạn cần phải tập trung chú ý cao độ. Dù bạn đang học tập hay làm việc, hãy cố gắng tập trung chú ý một cách cao nhất có thể vào công việc đang thực hiện và loại bỏ những tác nhân gây xao lãng. Phiền nhiễu hay các yếu tố gây xao lãng là các tác nhân tồn tại rất nhiều xung quanh chúng ta. Hãy cố gắng tránh tất cả các yếu tối đó và cần tìm một nơi yên tĩnh để chú tâm vào công việc của mình. Có một nguyên do khác khiến bạn không thể tập trung vào thông tin cần ghi nhớ: rất có thể tâm trí bạn đang bị một suy nghĩ khác “quấy rầy” hoặc chi phối. Khi ấy hãy là một người có ý chí, hãy kiểm soát sự đấu tranh nội tâm của bản thân mình.
Xung quanh chúng ta có rất nhiều sự vật, sự việc đang diễn ra vì vậy chúng ta cần phải phối hợp nhịp nhàng đa giác quan để có thể ghi nhớ hết các mặt của sự vật, sự việc ấy. Ví dụ: trong việc học nấu ăn chúng ta cần có sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau như thị giác, vị giác, khữu giác, xúc giác. Trong học tập và lao động chúng ta có rất nhiều vấn đề cần phải nhớ. Tuy nhiên chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ về những vấn đề có trong cuộc sống, thu thập các dữ liệu có ích cho vấn đề đó và ghi nhớ những điều trọng tâm, cần thiết, tránh lan man. Có như vậy việc ghi nhớ của chúng ta mới có thể trở nên dễ dàng hơn.
Trên thực tế, tất cả các phương pháp và kỹ thuật ghi nhớ đều dựa trên nền tảng liên tưởng và tưởng tượng. Nếu muốn ghi nhớ bất cứ điều gì, bạn phải liên tưởng chúng với những gì bạn đã biết. Bạn hãy làm quen với việc dung trí liên tưởng của bạn liên kết với những hình ảnh bạn yêu thích, quan tâm hay tạo ấn tượng với bạn. Chính vì trí nhớ con người có khả năng ghi nhớ hình ảnh hơn nhớ từ nên đây được xem là phương pháp hiệu quả cho việc tăng cường khả năng ghi nhớ. Việc chuyển kiến thức thành hình ảnh làm cho chúng càng sống động, càng nổi bật thì càng dễ ghi nhớ
Âm thanh giúp tăng khả năng nhớ lại thông tin vì âm thanh kích hoạt bán cầu não phải, bán cầu mà thường bị bỏ quên khi chúng ta học tập. Chúng ta có thể sử dụng âm thanh bằng cách bật nhạc trong lúc học để tạo ra âm điệu riêng biệt cho những thông tin cần ghi nhớ.
Màu sắc là một tác động mạnh mẽ đến trí nhớ,làm tăng cường trí nhớ của con người đến 50%. Do đó, chúng ta nên dung nhiều màu sắc khi ghi chú.
Ngoài ra chúng ta cần phải biết tạo ra mối liên kết giữa các việc cần nhớ. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng tìm kiếm lại thông tin trong trí nhớ để áp dụng khi cần thiết. Chẳng hạn như : Có là 5 nguyên âm trong Tiếng Anh, bao gồm: a, e, i, o, u. Giáo viên của bạn đã nói với bạn hãy liên kết các chữ cái này thành từ “uể oải”, sau đó bạn làm theo và thực sự nhớ được chúng. Vì vậy, từ “uể oải”, thật sự là rất hiệu quả.
Các phương pháp rèn luyện trí nhớ (chi tiết)- Môn tâm lý học
Nhà trính trị Jacques Roumain đã từng nói: “Bạn không thể ăn một lần hết một quả táo mà phải cắn từng miếng một”. Trong công việc và cuộc sống, bạn không thể ôm đồm một lúc nhiều việc mà phải biết cách phân phối và bố trí hợp ý. Ghi nhớ thông tin cũng không ngoại lệ, Bạn không thể hoặc khó lòng nhớ được lượng thông tin lớn cùng lúc. Nhưng nếu bạn biết cách tách chúng ra thành những phần nhỏ hơn, việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn. Việc phân nhóm sẽ “sắp xếp” thông tin một cách logic theo từng nhóm nhỏ vào các ngăn lưu trữ khác nhau trong não bộ. Từ đó, não bộ sẽ liên kiết giữa các ngăn lưu trữ với nhau để tạo thành một hệ thống thông tin đầy đủ về sự vật hoặc hiện tượng.
Trước khi muốn nâng cao trí nhớ, bạn phải rèn luyện tính chuyên cần và kiên trì. Theo các nhà khoa học, khi lặp lại một hành động nào đó từ 21 ngày trở lên, nó sẽ trở thành một thói quen. Và chính những hạt giống thói quen bạn gieo sẽ nảy mầm và mang lại trái ngọt tính cách – là thành công, sự thoái mái trong công việc, học tập và cuộc sống của chính bạn. Lặp lại là quá trình hồi tưởng những gì đã học, không chỉ gia tăng mức độ bền bỉ của trí nhớ mà còn giúp tri thức có thể được phục hồi một cách dễ dàng hơn, trong nhiều tình huống đa dạng hơn và ứng dụng được cho nhiều loại vấn đề hơn. Đơn giản nhưng mạnh mẽ, hãy lặp lại hoạt động phù hợp với cách trí não con người xử lý dữ liệu. Thông tin được hiển thị càng nhiều, trí não bạn càng dễ dàng phát hiện ra những điểm quan trọng đó. Phát hiện càng nhiều điểm quan trọng, trí não bạn sẽ càng chú tâm lưu giữ nó. Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên.
Ghi chú là việc ghi lại bất cứ thông tin nào bạn muốn nhớ. Thông tin được ghi chú sẽ không bao giờ bị mai một hay mất đi trừ khi bạn xoá, vứt bỏ hoặc làm hư hỏng nơi lưu giữ chúng. Ghi chú là cách thức hữu hiệu trong việc “kiểm tra chất lượng” trí nhớ của bạn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có thói quen ghi chú từ bài giảng, bài thuyết trình, sách hay thậm chí là danh sách việc làm sẽ hiểu và nhớ nội dung lâu hơn và tốt hơn. Hoạt động ghi chú đòi hỏi bạn phải suy nghĩ về tài liệu, buộc kiến thức phải đi qua miền nhớ lâu dài.
Bộ não con người chỉ có thể lưu trữ được một lượng thông tin, kiến thức nhất định. Vì vậy bạn nên học các loại bỏ thông tin không cần thiết. Đôi khi có những thông tin bạn thu nhận và ghi nhớ không được chính xác.Vì vậy việc kiểm chứng độ chính xác nguồn thông tin mình thu nhận được là cần thiết.
Một thông tin có thể đúng vào thời điểm này nhưng đến thời điểm khác nó có thể không còn đúng đắn nữa. Chính vì thế việc thường xuyên cập nhật thông tin để loại bỏ, thay đổi, làm mới là điều cần thiết. Điều này đòi hỏi trí não của bạn phải hồi tưởng lại những thông tin trong quá khứ để so sánh với thông tin hiện tại, khi ấy não bộ của bạn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng cường sự liên kết giữa các phần thông tin giúp duy trì trí nhớ hiệu quả.
Việc sắp xếp thời gian học tập, làm việc, nghỉ nghơi là vô cùng cần thiết bởi nó sẽ ảnh hưởng tới việc làm tăng khả năng trí nhớ. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong bất kì một khoảng thời gian học tập, làm việc nào cũng có hai đỉnh điểm ghi nhớ thông tin tốt nhất, đó là thời gian lúc bắt đầu và thời gian sắp kết thúc công việc.
Vì vậy có thể thấy thời gian học tập tốt nhất đối với nhiều người là vào buổi sáng hay buổi tối, khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc một ngày. Mỗi lần học, thời gian học không nên dài quá hai tiếng. Một lần học lại chia nhỏ làm bốn phần, mỗi phần 25 phút và giữa mỗi phần chúng ta nên nghỉ giải lao 5 phút.
Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, bạn nên đứng dậy, làm một vài động tác thể dục đơn giản, nhẹ nhàng hoặc nghe một bản nhạc nhẹ… Những việc bạn làm tưởng như đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất lớn, nó mang lại sức sống cho tế bào não từ đó ta có thể dương đầu với các căng thẳng, áp lực tiếp theo. Và sau mỗi lần học dài hai tiếng chúng ta nên nghỉ ít nhất 30 phút trước khi bắt tay vào khoảng thời gian học tập mới.
Kiến thức được ghi nhớ nhiều nhưng phần lớn sẽ bị trôi đi trong một thời gian ngắn vì thế việc ôn luyện nên diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể sau mỗi lần học. Chúng ta nên ôn luyện theo cách ngắt quãng, từng đợt, tạo ra khoảng cách thời gian giúp gia tăng tính hiệu quả của cả sự tiếp thu và ghi nhớ. Lần ôn tập đầu tiên nên diễn ra sau khi bạn học 10 phút. Những lần ôn tiếp theo nên lần lượt diễn ra sau 24 giờ, một tuần, một tháng và sau ba đến sáu tháng. Tuy nhiên cũng cần tránh tình trạng học thuộc lòng mà không hiểu bản chất hay học vẹt. Việc này làm não bạn trở nên thụ động, lười suy nghĩ và sẽ quên kiến thức ngay sau khi học.
Bài viết cùng chủ đề: |
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập luathonglinh về Các phương pháp rèn luyện trí nhớ (chi tiết)- Môn tâm lý học. Liên hệ luật sư để được tư vấn trực tiếp.