Bài viết So sánh chi tiết bồi thường do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong cả 2 trường hợp này đều là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành trái pháp luật của con người gây ra.
+ Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng là từ hành vi vượt quá giới hạn gây thiệt mà luật cho phép trong trường hợp đặc biệt.
So sánh bồi thường do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cũng có những điểm khác biệt so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với những thiệt hại xảy ra trong giới hạn của phòng vệ chính đáng, người bị thiệt hại có thể sẽ không được bồi thường. Song đối với những thiệt hại xảy ra trong phạm vi yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người bị thiệt hại vẫn được bồi thường. Tuy nhiên người chịu trách nhiệm bồi thường không phải là người gây ra thiệt hại mà là người gây ra tình thế cấp thiết
Thứ 2, người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Người gây thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết chỉ phải bồi thường phần thiệt hại vượt quá yêu cầu.
Thứ ba,trong tình thế cấp thiết, việc xác định thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là hậu quả của hành vi, tức là thiệt hại xảy ra lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Nhưng trong phòng vệ chính đáng, việc xác định vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thường dựa vào tính chất, mức độ của hành vi gây thiệt hại.
Bình luận
Xã hội phát triển mạnh mẽ kéo theo những tranh chấp về quyền và lợi ích nói chung, tranh chấp liên quan đến bồi thường ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật của con người nói riêng xảy ra ngày càng nhiều, tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp. Vì vậy, những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng và vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết taị các Điều 594, 595 BLDS 2015 là hoàn toàn cần thiết, quan trọng, là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, đảm bảo công bằng xã hội, quyền và lợi ích của các chủ thể trong xã hội được bảo vệ. Nó cũng phù hợp với nguyên tắc, quy luật ai gây ra thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người khác (trừ trường hợp pháp luật ngoại trừ cho phép).
Luật cũng đã quy định rõ trong từng trường hợp, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm bồi thường: người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, người vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết hay người gây ra tình thiết cấp thiết. Tuy nhiên luật vẫn chưa nêu rõ mức, khoản bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng. Người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường toàn bộ hay chỉ bồi thường phần thiệt hại vượt quá? Điều này dẫn đến việc áp dụng pháp luật không được thống nhất, mang tính chủ quan của các thẩm phán trong thực tế khi có những vụ án dân sự được xử người gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ nhưng lại có vụ tòa xử người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần vượt quá, và rõ ràng việc xác định phần thiệt hại vượt quá là không thể có độ chính xác, minh bạch cao.
Bên cạnh đó, trong điều 595 cũng chưa quy định trường hợp nếu nguy cơ gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải do hành vi của con người mà là do do thiên nhiên gây ra ( lũ lụt, bão, cháy, động đất…) thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình thế cấp thiết đặt ra như thế nào? Trong trường hợp này liệu có phải không đặt ra trách nhiệm bồi thường cho bất cứ ai, người bị thiệt hại phải chấp nhận rủi ro? Hay có các biện pháp bồi thường, khắc phục, hỗ trợ nào khác? Bởi trên thực tế, việc thiên nhiên bất ngờ thay đổi, tác động tạo ra tình thế cấp thiết khiến con người phải lựa chọn gây ra thiệt hại để ngăn chặn thiệt hại lớn hơn là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bài viết liên quan đến bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn:
Phân tích trường hợp Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Phân tích Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết |
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập luathonglinh về So sánh bồi thường do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết. Liên hệ luật sư để được tư vấn trực tiếp.